1. NGÀNH KẾ TOÁN LÀ GÌ ?
Trước đây, ngành kế toán đơn thuần là thực hiện việc ghi chép, phản ánh tài sản, nguồn vốn và sự vận động của tài sản trong quá trình động hoạt động sản xuất – kinh doanh. Người làm kế toán đầu đội chính sách, vai mang chứng từ.
Ngày nay, ngoài việc phản ánh sự vận động đó, kế toán còn thực hiện chức năng phân tích, cung cấp thông tin hữu ích và tư vấn cho lãnh đạo đơn vị ra quyết định kinh doanh. Những chính sách và hệ thống chứng từ đã được số hóa làm cho công việc kế toán hiện đại, linh hoạt hơn.
Có thể nói “kế toán đã trở thành ngôn ngữ của kinh doanh”; là bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào. Kế toán đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
Kế toán được chia thành hai loại: Kế toán công và kế toán doanh nghiệp.
2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Kiến thức
– Sau khi đào tạo đảm bảo người học hiểu và vận dụng kiến thức cơ bản về kinh tế, tài chính trong việc thực hiện nghề kế toán;
– Vận dụng được các quy định về kế toán, kiểm toán trong việc thực hiện nghiệp vụ của nghề;
– Vận dụng được tin học, ngoại ngữ vào thực hiện nghiệp vụ kế toán;
– Vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản và hình thức kế toán vào thực tiễn;
– Xác định cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp và tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;
– Cập nhật các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ về tài chính, kế toán, thuế vào công tác kế toán tại doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;
– Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Kỹ năng
– Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán;
– Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết;
– Tổ chức được công tác tài chính kế toán phù hợp với từng doanh nghiệp và tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;
– Lập được báo cáo kế toán tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;
– Thiết lập được mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng;
– Sử dụng được phần mềm kế toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp và kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;
– Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;
– Kỹ năng cung cấp thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị;
– Rèn luyện cho người học lòng yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp để thực hiện tốt các nhiệm vụ của nghề kế toán doanh nghiệp
– Có khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả;
– Có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.
3. HỌC KẾ TOÁN RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Người theo học Kế toán tại trường Trung cấp Công nghệ Bách Khoa có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn, tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhận các vị trí công việc như:
– Chuyên viên kế toán tổng hợp tại các tổ chức doanh nghiệp, chuyên viên phụ trách kiểm toán, thuế, tư vấn tài chính,…
– Trợ lý kiểm toán của tổ chức kiểm toán
– Các vị trí chức vụ như: giám đốc tài chính, phó tổng giám đốc phụ trách tài chính, kế toán trưởng,…
– Tự thành lập doanh nghiệp và tìm kiếm những cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân
– Hay có thể làm giảng viên, cán bộ nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, …
Với các công việc trên, sinh viên ngành Kế toán có thể khẳng định năng lực của mình tại:
– Các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: Các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm…;
– Các đơn vị công – các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện;
– Các cơ quan quản lý nhà nước: bộ phận thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư;
– Các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo kế toán…
4. NHỮNG TỐ CHẤT PHÙ HỢP VỚI NGÀNH KẾ TOÁN
✔️ Tính cẩn thận, mức độ tỉ mỉ và tư duy logic cao là điều quan trọng nhất khi muốn trở thành một kế toán viên. Việc này đòi hỏi sự chú ý đến từng chi tiết trong việc bảo quản sổ sách và tính toán các con số một cách chính xác, để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp là chính xác và minh bạch.
✔️ Khả năng phân tích, tổng hợp số liệu và trí nhớ tốt là những yếu tố quan trọng khác mà một kế toán viên cần phải có.
✔️ Yêu thích và am hiểu về các con số là điều không thể thiếu nếu bạn muốn theo đuổi nghề kế toán. Điều này có thể xuất phát từ sở thích cá nhân hoặc được hình thành trong quá trình học tập. Nếu bạn có mục tiêu rõ ràng và muốn phát triển trong ngành này, việc yêu thích và quen thuộc với các con số sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong công việc của mình.
✔️ Trung thực, kiên nhẫn và tuân theo nguyên tắc được coi là yếu tố then chốt trong nghề kế toán, vì vai trò của bạn liên quan trực tiếp đến việc quản lý tiền bạc của công ty.
✔️ Tính chính xác trong từng ghi chép và phép tính là điểm quan trọng không thể thiếu trong công việc kế toán.
✔️ Trách nhiệm cao, tuân thủ kỷ luật là những phẩm chất không thể thiếu của một kế toán viên giỏi.
✔️ Có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán hiện đại để giúp gia tăng hiệu suất làm việc. Với sự phát triển của công nghệ, việc am hiểu về các phần mềm kế toán mới sẽ mang lại lợi ích lớn cho công việc của bạn.
Thông tin liên hệ Trường Trung cấp công nghệ bách khoa
Phòng Tuyển sinh – Trung cấp Công Nghệ Bách Khoa
- Văn phòng tuyển sinh: Số 85 Nguyễn Văn Nghi, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP. HCM.
- Hotline: 0878.44.11.44 – Zalo: Trung cấp Công Nghệ Bách Khoa
- Email: bachkhoabinhphuoc.bks@gmail.com– Website: https://trungcapbachkhoa.edu.vn/