Ngành Hướng Dẫn Du Lịch

Rate this post

1. NGÀNH HƯỚNG DẪN DU LỊCH LÀ GÌ?

Hướng dẫn du lịch là hoạt động của các tổ chức kinh doanh du lịch, thông qua các hướng dẫn viên và những người có liên quan để đón tiếp, phục vụ, hướng dẫn khách du lịch thực hiện các dịch vụ theo các chương trình được thỏa thuận và giúp đỡ khách giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chuyến du lịch.

Hướng dẫn viên du lịch – một nghề vất vả, thú vị đầy triển vọng. Nhìn từ bên ngoài, đây là một công việc khá hào nhoáng vì khi trở thành một hướng dẫn viên du lịch, bạn sẽ được đi khắp nơi mà không phải bỏ tiền túi, có mức lương hấp dẫn và đặc biệt luôn tươi tắn trong những nụ cười. Bên cạnh đó, nghề Hướng dẫn viên du lịch (HDV.DL) được xếp trong Top những nghề có sự phát triển bền vững, lâu đời, hứa hẹn trong tương lai.

2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

– Kiến thức, ngoại ngữ, năng khiếu, sức khoẻ, kinh nghiệm, lòng yêu nghề.

– Chịu được áp lực cao,hiểu biết nhiều về địa lý, văn hoá, lịch sử của nước mình, nước bạn và cập nhật thông tin thường xuyên; những tình huống khó khăn bất ngờ xảy ra cần xử lý…

– Có khả năng truyền đạt những hiểu biết của mình về từng địa danh một cách sống động linh hoạt, làm thế nào để vừa lòng tất cả mọi du khách, làm sao để không khí chuyến đi luôn sôi động, hòa đồng…

Kiến thức

– Sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên môn chuyên sâu về nghề hướng dẫn như đặc điểm, giá trị tài nguyên và tuyến điểm du lịch; hệ thống nhà hàng cung cấp dịch vụ liên quan; quy trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch; thuyết minh, hướng dẫn đối tượng tham quan, xử lý tình huống phát sinh trong quá trình làm việc,….

– Nghiệp vụ hướng dẫn: Tổng quan du lịch, khách sạn; tâm lý khách du lịch; kỹ năng giao tiếp; hệ thống di tích và danh thắng, văn hóa, địa lý du lịch Việt Nam; tổ chức sự kiện, lịch sử văn minh thế giới, tiến trình lịch sử Việt Nam; các dân tộc Việt Nam,….

– Đào tạo ngành hướng dẫn viên du lịch cung cấp kiến thức bổ trợ nghiệp vụ hướng dẫn: Lữ hành; văn học dân gian; kinh tế; nghiệp vụ văn phòng; xây dựng thực đơn; nghiệp vụ thanh toán, văn hóa ẩm thực; nghiệp vụ lưu trú; tin học, ngoại ngữ, an ninh, an toàn trong du lịch,….

– Bổ sung kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, thể chất, kinh tế quốc tế, địa lý du lịch quốc tế,….

Kỹ năng

– Sau khi hoàn thiện khóa học chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch người học có được kỹ năng nghề nghiệp như: chuẩn bị, tổ chức chương trình, thuyết minh, hướng dẫn tham quan, quản lý đoàn khách, hỗ trợ quảng cáo bán chương trình, thiết lập duy trì các mối quan hệ, giải quyết vấn đề phát sinh, chăm sóc khách hàng,….

– Giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ phục vụ hành khách.

– Làm việc độc lập, kết hợp làm việc theo nhóm, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ.

– Đạo đức chuẩn, lương tâm nghề nghiệp đúng đắn, ý thức kỷ luật, tác phong trong công việc, sức khỏe thực hiện nhiệm vụ.

3. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Du lịch Việt Nam được đánh giá có tốc độ phát triển nhanh chóng, tăng hơn 8,9% trong thập kỷ qua và gấp 1,5 lần so với mức trung bình của thế giới. Điều này lý giải cho việc ngành hướng dẫn viên du lịch trở thành ngành học có đông đảo thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển. Mở rộng cơ hội việc làm cho toàn bộ sinh viên, nâng cao khả năng thăng tiến.
Tốt nghiệp chuyên ngành, bạn có thể làm ở nhiều vị trí:

– Hướng dẫn viên, điều hành du lịch, thiết kế tour, tổ chức sự kiện, hội nghị.

– Chuyên viên kinh doanh, phát triển dịch vụ du lịch, khách sạn.

– Giám đốc điều hành, tổ trưởng bộ phận, quản lý lập kế hoạch, điều phối nhân sự.

– Giảng dạy về quản trị khách sạn, du lịch,… ở trường công lập, tư thục.

– Sinh viên ngành hướng dẫn du lịch sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau, với nhiều cơ hội đa dạng và phong phú như:

– Sinh viên ra Trường có thể làm việc ở các cơ quan quản lí nhà nước về du lịch như Tổng cục du lịch, các Sở VH-TT-TT các tỉnh…

– Sinh viên có thể tham gia làm việc trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau như nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn, lữ hành…

– Hướng dẫn viên du lịch hoặc chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị – sự kiện

– Quản trị – điều hành – thiết kế tour tại các công ty trong và ngoài nước hoặc các tổ chức phi chính phủ

– Chuyên viên tại các Sở, ban, Ngành về Du lịch hoặc nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, …

4. NHỮNG TỐ CHẤT PHÙ HỢP VỚI NGÀNH HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Để thành công trong ngành nghề du lịch, không chỉ cần kiến thức và kỹ năng mà còn phải sở hữu những tố chất quan trọng khác. Nếu bạn đang có ý định theo đuổi ngành này, hãy xem xét liệu bạn có những yếu tố dưới đây không nhé.

✔️ Niềm đam mê khám phá: Để hoạt động trong lĩnh vực du lịch, việc sở hữu niềm đam mê khám phá là điều vô cùng quan trọng. Bạn cần phải tò mò với những điểm đến mới, văn hóa mới và muốn khám phá các trải nghiệm mới.

✔️ Hướng ngoại: Trong ngành du lịch, khả năng giao tiếp là rất quan trọng. Bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt để tương tác với khách hàng, đồng nghiệp và các đối tác kinh doanh. Khả năng làm việc nhóm cũng rất quan trọng.

✔️ Kỹ năng tổ chức: Trong công việc du lịch, bạn sẽ phải thực hiện các công việc tổ chức như đặt phòng khách sạn hay lập kế hoạch chuyến đi. Do đó, kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian hiệu quả là rất quan trọng.

✔️ Khả năng làm chủ tình huống: Trong ngành du lịch, bạn thường sẽ gặp phải các tình huống bất ngờ và cần có tính bình tĩnh để xử lý chúng một cách linh hoạt và chính xác.

✔️ Kỹ năng quan sát: Kỹ năng này giúp bạn hiểu được mong muốn của khách hàng và giúp bạn xử lý các vấn đề khi chúng xuất hiện.

✔️ Kỹ năng giao tiếp: Việc giao tiếp hiệu quả không chỉ giúp bạn liên kết với khách hàng mà còn giúp bạn xử lý các tình huống phát sinh một cách suôn sẻ.

✔️ Khả năng tiếp thu ngôn ngữ: Nếu muốn làm việc trong môi trường quốc tế, việc thông thạo ít nhất một ngôn ngữ bên cạnh tiếng Việt là điều không thể thiếu. Điều này giúp bạn dễ dàng liên kết với khách hàng từ các quốc gia khác nhau.

✔️ Tính kiên nhẫn và linh hoạt: Trong công việc du lịch luôn có rất nhiều biến đổi và thay đổi. Do dó tính kiên nhẫn và linh hoạt rất quan trọng để thích ứng với mọi hoàn cảnh.

Thông tin liên hệ Trường Trung cấp công nghệ bách khoa

Phòng Tuyển sinh – Trung cấp Công Nghệ Bách Khoa

 (Thí sinh liên hệ trước để được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ xét tuyển. Tránh đến nơi thiếu thông tin và giấy tờ cần thiết phải đi lại nhiều lần)

ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN TRỰC TUYẾN

Thí sinh điền đầy đủ thông tin vào phiếu đăng ký dưới đây, cán bộ Phòng Tuyển Sinh của nhà trường sẽ liên hệ lại để hướng dẫn hồ sơ và các thủ tục cần thiết.

    Đăng ký tư vấn
    Zalo OA
    Facebook Messenger